Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, tính đến thời điểm hiện nay, đã có 36/63 tỉnh, thành phố ban hành đề án hoặc kế hoạch hành động tái cơ cấu nông nghiệp và tổ chức triển khai.
Qua 2 năm triển khai Đề án tái cơ ngành nông nghiệp theo Quyết định 899 ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt 5 quy hoạch trên phạm vi cả nước, 17 quy hoạch vùng phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó, đối với quy hoạch trên phạm vi cả nước đã hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp cả nước năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quy hoạch tổng thể phát triển phát triển các ngành hàng thủy sản, lúa gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, mía đường, rau quả, ngô.
Với quy hoạch vùng, hoàn thành quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn các vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc-Nam Trung bộ, Đông Nam bộ, ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu; quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng một số vùng.
Trên lĩnh vực trồng trọt, cùng với việc xây dựng chiến lược phát triển, ngành Nông nghiệp rà soát cơ cấu các loài cây trồng chủ lực và xây dựng phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế địa phương và nhu cầu thị trường. Xác định chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống là yếu tố quan trọng trong tái cơ cấu trồng trọt.
Đến nay, các địa phương đã chuyển đổi hơn 260.000 ha đất trồng lúa không có lợi thế, hiệu quả sản xuất thấp, bấp bênh sang trồng các cây màu, cây làm thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có hiệu quả cao hơn. Ổn định diện tích trồng cây cao su; đẩy mạnh tái canh diện tích cà phê già cỗi ở vùng Tây Nguyên, thâm canh điều ở Đông Nam bộ.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, công tác đổi mới và tổ chức lại sản xuất tiếp tục được quan tâm, kiểm soát. Năm 2014, sản lượng các sản phẩm chính đều tăng, giá cả ở mức khá cao. Đồng thời, xuất hiện ngày càng nhiều cơ sở, trang trại chăn nuôi kiểu công nghiệp, áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến; hiện có 176 mô hình chăn nuôi áp dụng VietGAP được cấp chứng nhận.
Trên lĩnh vực lâm nghiệp, năm 2014, ngành đạt sự tăng trưởng khá nhanh và toàn diện; độ che phủ rừng đạt 41,5%, giá trị sản xuất tăng 7,1%, đã có bước chuyển biến mới theo hướng phát triển rừng trồng cây gỗ lớn. Trên lĩnh vực thủy sản, đã rà soát và xây dựng 9 quy hoạch thủy sản, triển khai thực hiện Đề án nâng cao hiệu quả khai thác cá ngừ đại dương; đang rà soát quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/05/2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, khẳng định sẽ hỗ trợ tối đa 70% ngân sách Nhà nước để đầu tư xây dựng hạ tầng trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Quy hoạch tổng thể; đồng thời, sẽ cho doanh nghiệp hoạt động trong khu được hưởng mức ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các ưu đãi khác theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Công nghệ cao.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2015thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành về Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững (viết tắt là Ban Chỉ đạo), thực hiện chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015 – 2020.
Ngày 8/5/2015, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát đã tham dự phiên họp đặc biệt cấp Bộ trưởng của Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) tại Kuala Lumpur, Malaysia, nhằm thảo luận các biện pháp đảm bảo ổn định giá cao su thiên nhiên trong dài hạn, thúc đẩy hợp tác giữa các nước trong Hiệp hội và tăng cường vai trò của Hiệp hội trong tương lai.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2015thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành về Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững (viết tắt là Ban Chỉ đạo), thực hiện chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức, chỉ đạo, điều hành về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015 – 2020.
Ngày 17/03/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 30/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư, trong đó đáng chú ý là nội dung về những ưu đãi đối với nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức đối tác công - tư (dự án PPP) có báo cáo, nghiên cứu khả thi, đề xuất dự án được phê duyệt.
Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa trao kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn” cho bà Loida Rivera Fabre, Tham tán Thương mại và Kinh tế Đại sứ quán Cuba tại Hà Nội với những đóng góp tích cực của Bà cho sự phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam và tăng cường hợp tác giữa hai nước Cuba-Việt Nam. Kỷ niệm chương là sự tri ân của Bộ tới những đóng góp của Bà trong nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam từ 10/2010.
Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn” cho ông Atsuki Tomoyose, Bí thư thứ hai Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. Đây là phần thưởng cao quý nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dành cho các cán bộ và chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam để ghi nhận những thành tích xuất sắc đóng góp cho ngành nông nghiệp.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư số 07/2015/TT-BNNPTNT ngày 14/2/2015 hướng dẫn chấp thuận tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài trong các hoạt động thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thông tư có hiệu lực thi hành từ 2/4/2015.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan, ông Petipong Pungbun Naaydhya về các vấn đề liên quan đến quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó quan tâm đến việc hợp tác trồng, chế biến và trao đổi thương mại cao su. Phía Thái Lan mong muốn Việt Nam tham gia cùng Thái Lan và các nước trong khu vực hình thành mạng lưới các nước thành viên tiến đến định dạng thị trường, hình thành mức giá chung và giao dịch cao su trong khu vực, tránh để bị phụ thuộc vào giá cao su của các nước ngoài khu vực như hiện nay.
Theo báo cáo ước tính phát thải khí nhà kính (KNK) trong các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, các hoạt động sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF) và chất thải tại Việt Nam cho các năm 2020 và 2030, tổng lượng phát thải KNK trong 4 lĩnh vực này tăng từ 225,6 triệu tấn năm 2010 lên 466 triệu tấn năm 2020 và 760 triệu tấn năm 2030.
Theo Kết luận tại Phiên họp toàn thể Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế năm 2015, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, công nghệ thông tin, thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, cần phải chủ động bắt kịp xu thế chung, đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới phấn đấu hoàn thành mục tiêu đến hết năm 2015 cả nước có khoảng 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; số tiêu chí bình quân cả nước đạt 11 tiêu chí/xã; tỷ lệ số xã đạt dưới 5 tiêu chí còn dưới 5%.
Tại buổi tiếp Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định: Chính phủ Việt Nam ủng hộ các doanh nghiệp Nhật Bản hợp tác với Việt Nam về công nghiệp, du lịch và nông nghiệp. Phó Thủ tướng đánh giá cao tỉnh Wakayama đã cử các chuyên gia sang giúp ngư dân Bình Định khai thác và chế biến cá ngừ, đồng thời đề nghị tỉnh này chuyển giao công nghệ, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường, tăng cường xây dựng các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp và cây ăn qủa.
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã khởi động Chương trình Các mối đe dọa đại dịch mới nổi giai đoạn 2 (EPT-2) để hỗ trợ những nỗ lực tại Việt Nam nhằm dự phòng, phát hiện và ứng phó hiệu quả hơn các nguy cơ bệnh truyền nhiễm. Chương trình này nhất quán với các mục tiêu quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa hai chính phủ về Chương trình nghị sự An ninh Y tế Toàn cầu và việc Việt Nam thực hiện Điều lệ Y tế Quốc tế.
Tại buổi tiếp, thay mặt lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cám ơn Chính phủ Phần Lan đã và đang hỗ trợ cho ngành Lâm nghiệp Việt Nam thông qua các dự án về lâm nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững và ngành lâm nghiệp vẫn là một trong 3 ưu tiên (Lâm nghiệp, Đổi mới, Nước sạch và Vệ sinh) trong chiến lược hợp tác phát triển của Phần Lan.
Theo Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không được thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư hoặc tối thiểu bằng 10% của phần vốn trên 1.500 tỷ đồng (nếu dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng).
Thực hiện chỉ dạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó thủ tướng, Bộ trưởng bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã dẫn đầu đoàn Việt Nam dự Hội nghị thường niên lần thứ 45 của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos, Thụy Sỹ (WEF Davos 2015) từ ngày 22-23/01/2015. Sau đây là báo cáo tóm lược một số nội dung nổi bật của Hội Nghị.
Lần đầu tiên Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức “Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt kiều với doanh nghiệp trong nước” nhằm tiếp tục tạo mối liên kết giữa những người quản lý Nhà nước với doanh nhân Việt kiều và làm cầu nối để các doanh nghiệp Viêt kiều với doanh nghiệp trong nước nhằm hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ cho nông sản và tăng cường mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Đức, ngày 19/1/2015, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã thảo luận với Bộ trưởng Lương thực và Nông nghiệp Đức Christian Schmidt nhằm tăng cường quan hệ song phương trong lĩnh vực nông và lâm nghiệp. Tại cuộc hội đàm, Bộ trưởng Cao Đức Phát đánh giá cao kết quả đạt được tại Diễn đàn toàn cầu về Lương thực và Nông nghiệp cũng như Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp quốc tế vừa diễn ra tại Berlin.
Bộ trưởng Cao Đức Phát trân trọng cám ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ của Chính phủ Đức cho Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực trong thời gian qua, đặc biệt đối với ngành nông nghiệp Việt Nam.
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Đức, ngày 18/1/2015, Bộ trưởng Cao Đức Phát cùng Đại sứ Việt Nam tại Đức đã đồng chủ trì Diễn đàn đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp Việt kiều kinh doanh trong lĩnh vực nông, thủy sản tại Đức để tìm hiểu các khó khăn của doanh nghiệp khi nhập khẩu hàng từ Việt Nam và khuyến khích các doanh nghiệp Việt kiều trở thành kênh tiêu thụ hàng hóa nông sản của Việt Nam tại Đức nói riêng và Châu Âu nói chung.
Nằm trong các hoạt động của đoàn đại biểu Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 45 ở Davos (Thụy Sĩ), Bộ trưởng Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát cùng một số cán bộ đầu ngành ngày 23/1/2015 đã tham dự Đối thoại cấp cao của Phiên họp “Chương trình nghị sự An ninh lương thực toàn cầu”. Phiên họp thu hút sự tham gia hơn 1.000 nhà lãnh đạo trong 300 tổ chức và quốc gia trên thế giới.
Nhằm phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; đáp ứng các cam kết của Việt Nam khi tham gia Công ước, điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, ngày 22/01/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 120/QĐ-TTg phê duyệt Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015 - 2020.
Ngày 23/01/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 131/QĐ-TTg về việc giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2015 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Dự án Xây dựng Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp tỉnh Xiêng Khoảng là một phần của Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào. Bộ Nông nghiệp&PTNT được Chính phủ Việt Nam giao nhiệm vụ là cơ quan chủ quản và Trung tâm Khuyến nông Quốc gia được giao nhiệm vụ làm Chủ đầu tư dự án.
Chính phủ đã ra Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015. Với mục tiêu trong năm 2015, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,2%; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tốc độ tăng giá tiêu dùng khoảng 5%; tỷ lệ nợ xấu dưới 3%; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,7% - 2%; tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động…
Bộ Nông nghiệp và PTNT vừa ban hành Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 quy định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Thông tư có hiệu lực thi hành từ 10/02/2015.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2014, chất lượng tăng trưởng tiếp tục được cải thiện. tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất ngành tăng; thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản cả trong nước và xuất khẩu được phát triển, mở rộng; chương trình MTQG XD nông thôn mới đạt nhiều kết quả khích lệ.
Năm 2015, ngành nông nghiệp xác định là cột mốc quan trọng để hoàn thành thực hiện các nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Toàn ngành sẽ tập trung đẩy mạnh xây dựng nền nông nghiệp có giá trị gia tăng cao, hiệu quả và phát triển bền vững trên cơ sở thực hiện quyết liệt tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng nông thôn mới, đem lại thu nhập cao hơn cho người nông dân.
Trong năm 2014, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tích cực trên tất cả các lĩnh vực về chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội… Triển khai tái cơ cấu nền nông nghiệp bước đầu đạt kết quả tích cực, lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Hệ thống chính trị cơ sở chuyển biến tốt, các chính sách đối với đồng bào dân tộc được tổ chức thực hiện tốt, đảm bảo an sinh xã hội.
Trong năm 2014 Vụ Hợp tác quốc tế đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao nhiệm vụ chủ trì triển khai “Dự án Nghiên cứu và xúc tiến kết nối thương mại trong lĩnh vực nông sản, thủy sản và sản phẩm gia cầm”, đây là một trong những dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển ngành Nông nghiệp và nông thôn giai đoạn 2007-2013 do Chính phủ Đan Mạch tài trợ.
Năm lĩnh vực quan trọng về nông nghiệp, Tanzania mong muốn hợp tác với Việt Nam: (1) Đầu tư sản xuất phân bón hóa học; (2) chế biến chè đen, hạt có dầu; (3) sản xuất cây trồng sạch, chuỗi sản xuất lương thực thực phẩm sạch; (4) hợp tác trong những lĩnh vực kinh doanh có tiềm năng; (5) sản xuất hạt giống mà trong nước không cung cấp đủ”.
Trong 2 ngày, 26-27/11/2014, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) đã tổ chức hội thảo “Tái cấu trúc ngành lúa gạo theo hướng phát triển bền vững phục vụ xây dựng nông thôn mới”. Các chuyên gia của Bộ Nông nghiệp &PTNT và IRRI đã thỏa thuận về đề xuất gói hỗ trợ kỹ thuật của IRRI với các nội dụng chính: Phát triển lúa giống chất lượng cao, sản xuất lúa đặc sản phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu
Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo Khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), ngày 06/12/2014, tại Hà Nội. Gần 500 đại biểu tham dự là các nhà khoa học, nhà quản lý, các doanh nghiệp và các địa phương, các Bộ, ngành có liên quan.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới.
Ngày 09/12/2014, Bộ Nông nghiệp &PTNT đã long trọng tổ chức Lễ trao “Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” cho Ngài Mori Mutsuya - Trưởng Đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam. Đây là phần thưởng cao quý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam dành cho các chuyên gia, cán bộ quốc tế công tác tại Việt Nam đã có thành tích đóng góp tích cực cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam.
Ngày 09/12/2014, Bộ Nông nghiệp &PTNT đã long trọng tổ chức Lễ trao “Kỷ niệm chương vì sự nghiệp Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” cho Giáo sư, tiến sĩ Gard W.Otis – Giảng viên Đại học Guelph, Canada, Giám đốc dự án: Phát triển nuôi ong và khuyến nông nông thôn tại Việt Nam. Đây là phần thưởng cao quý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam dành cho các chuyên gia, cán bộ quốc tế công tác tại Việt Nam đã có thành tích đóng góp tích cực cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương và ông Henning Pedersen Trưởng đại diện IFAD tại Việt Nam chủ trì hội nghị.
Chủ đề của hội nghị toàn thể ISG 2014: “Thúc đẩy công nghiệp chế biến: cơ hội và thách thức” nhằm trao đổi, chia sẻ thông tin về tình hình công nghiệp chế biến nông sản hiện tại, đối thoại về chính sách và môi trường đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản, nâng cao giá trị gia tăng hàng hóa nông sản Việt Nam.
Hội nghị toàn quốc về “Khoa học và công nghệ lương thực, thực phẩm hướng tới nền công nghiệp thực phẩm phát triển bền vững”, ngày 28/11/2014, đã tập trung vào các nhóm vấn đề thiết thực hiện nay như: Chế biến nông sản - thực phẩm; Bảo quản Nông sản; Công nghệ xanh và sản xuất sạch hơn; Công nghệ sinh học thực phẩm; Phân tích Chất lượng và An toàn thực phẩm.
Tại Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam 2014 (VDPF 2014), vấn đề nổi bật là đầu tư công và đối tác công tư (PPP). Đổi mới đầu tư công không chỉ là vấn đề làm sao đầu tư tập trung và hiệu quả hơn, mà vấn đề quan trọng hơn là chuyển dần đầu tư chủ yếu từ khu vực Nhà nước sang đầu tư xã hội.
Dự án “Phát triển nông thôn tổng hợp nhằm cải thiện khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” trị giá 300 triệu USD, nguồn vốn của WB, nhằm đưa ra giải pháp làm tốt hơn việc quản lý sản xuất, liên kết vùng, liên kết ngành để ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu và quan tâm đến đời sống của người dân trong các vùng khác nhau.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa thông qua khoản vay trị giá 230 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện cải cách toàn bộ nền tài chính công, thúc đẩy đầu tư tư nhân và hồi phục cạnh tranh của nền kinh tế.
Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam và Ngân hàng tái thiết Đức (KfW) vừa chính thức ký kết hiệp định tài chính cấp chính phủ về việc tài trợ cho dự án “Bảo vệ và quản lý tổng hợp hệ sinh thái rừng ở các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum và Gia Lai (KfW10)” trong giai đoạn 2014-2020. Tổng vốn của dự án là 11,29 triệu Euro, trong đó vốn ODA không hoàn lại là 8 triệu Euro.
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 77/2014/QH13 , ngày 10/11/2014 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, với những nhiệm vụ chủ yếu nhằm mục đích tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục bảo đảm chính sách an sinh xã hội. Cụ thể: năm 2015, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,2%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu khoảng 5%; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 5%; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,7% - 2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4% và tạo việc làm được cho khoảng 1,6 triệu lao động...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 43/2014/TT-BNNPTNT, ngày 18/11/2014 về Danh mục sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản phẩm phụ trợ, sản phẩm cơ khí để bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản được hỗ trợ theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/01/2015.
Ngày 25/11/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển, trong đó có công nghệ chế tạo máy nông nghiệp thế hệ mới. Quyết định này thay thế Quyết định số 49/2010/QĐ-TTg ngày 19/07/2010 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2015.
Tại buổi Tọa đàm về đề tài nước Việt Nam-Hungary Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bày tỏ Việt Nam mong muốn được tăng cường hợp tác với Chính phủ Hungary, đặc biệt, trong việc phát triển bền vững tài nguyên nước khi cả hai chính phủ đều nhận thấy tầm quan trọng về tài nguyên này. Qua đó, khẳng định cam kết hợp tác chặt chẽ giữa hai quốc gia trên diễn đàn song phương và đa phương.
Phát biểu tại lễ ký, Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định: việc thành lập Văn phòng quốc gia của IRRI tại Việt Nam là một trong những hoạt động nhằm thể hiện sự tăng cường hợp tác và thúc đẩy hơn nữa sự phát triển chung về lương thực và nông nghiệp giữa Việt Nam và IRRI, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và PTNT, Vụ Hợp tác quốc tế, Chương trình Hỗ trợ quốc tế (ISG) tổ chức “Diễn đàn An toàn thực phẩm 2014 - Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng và chất lượng nông sản” nhằm đối thoại chính sách, chia sẻ thông tin về chất lượng, an toàn thực phẩm giữa các bên tham gia trong chuỗi cung ứng nông sản và khuyến nghị chính sách để nâng cao chất lượng nông sản Việt Nam, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, uy tín quốc gia trên thị trường, đáp ứng tốt hơn chất lượng sống ngày càng cao của nhân dân.
Hội thảo “Hỗ trợ kỹ thuật và xúc tiến đầu tư tái cơ cấu nông nghiệp Đồng Tháp” nhằm đối thoại chia sẻ thông tin, tìm kiếm cơ hội hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật và xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp do UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức tại Hà Nội, ngày 25/11/2014. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp &PTNT và đại diện lãnh đạo một số cơ quan trung ương cùng nhiều tổ chức đầu tư trong và ngoài nước.
ISG -
Chương trình Hỗ trợ quốc tế, Tầng 1, nhà B4, số 2 Ngọc Hà, Hà Nội, Việt
Nam
Điện thoại: (84 - 4) 37711736 Fax : (84-4) 37713071 Email:isgmard@mard.gov.vn