Hà nội, ngày 6 tháng 4, năm 2006 – Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á, nhờ đầu tư tư nhân và nhu cầu trong nước tăng mạnh, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ với mức tăng trưởng trên 8% trong năm 2005. Dự tính Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 7,8% trong năm 2006 và 8,0% trong năm 2007.
Cuốn Triển vọng Phát triển Châu Á 2006 (ADO), ấn phẩm xuất bản hành năm với những dự đoán về xu thế phát triển kinh tế của khu vực Châu Á, cho biết mức tăng trưởng chung của toàn khu vực Châu Á sẽ đạt 7,4% trong năm 2005. Đây là một sự sụt giảm nhẹ so với năm 2004. Sự tăng trưởng chung của khu vực Châu Á được thúc đẩy bởi các nền kinh tế Trung Quốc, Ấn độ, Pakistan và Việt Nam. Khu vực Đông Nam Á đã đạt 5,5% trong năm 2005, cao hơn mức tăng trung bình của 5 năm trước, tuy vậy mức tăng này vẫn là giảm so với mức 6.3% trong năm 2004. Khư vực này dự đoán sẽ ổn định ở mức tăng trưởng 5,5% trong năm 2006 trước khi tăng nhẹ lên mức 5,7% vào năm 2007.
Sự tăng trưởng về mặt kinh tế tại Việt Nam giúp giảm tỷ lệ nghèo của quốc gia từ 58% trong năm 1993 xuống 19,5% trong năm 2004 (dựa theo chuẩn nghèo quốc gia). Tuy nhiên, tỷ lệ giảm nghèo ở hầu hết các dân tộc thiểu số miền núi vẫn còn cao. Nhiều chỉ số xã hội như chỉ số giáo dục và tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong cũng đã được cải thiện. Điều này được thể hiện qua xếp hạng cao hơn của Việt Nam về chỉ số phát triển con người trong Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc.
Tăng trưởng GDP của Việt Nam theo dự tính của ADO sẽ đạt khoảng 8% trong hai năm tới. Động lực cho nhu cầu trong nước có thể sẽ được duy trì thông qua tăng trưởng bền vững của luồng vốn FDI, luồng kiều hối và các khoản thu từ du lịch. Lạm phát dao động ở mức 5-6% trong 2 năm 2006 và 2007.
Việt Nam đang thực hiện được những cải thiện về môi trường đầu tư. Việc chính thức công nhận đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào các hoạt động kinh tế ngày càng trở nên rõ ràng, mở thêm khả năng tiếp tục đổi mới hướng tới một nền kinh tế thị trường. Trong năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp thống nhất và Luật Đầu tư chung, với nội dung thúc đẩy đầu tư tư nhân bằng cách giảm các trở ngại hành chính đối với phát triển kinh doanh. Những nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh đã giúp tạo sự tăng trưởng mạnh mẽ trong cả đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, Chính phủ Việt Nam đang tiếp tục hoàn thành việc xin gia nhập WTO. Có thể Việt Nam sẽ gia nhập WTO trong một vài năm tới, có thể là trong năm 2006. Các cam kết AFTA và WTO có lẽ sẽ là động lực thúc đẩy việc áp dụng công nghệ mới, tăng năng suất và góp phần phát triển một nền kinh tế có khả năng cạnh tranh hơn.
Để biêt thêm thông tin, xin truy cập trang web của Ngân hàng Phát triển Châu Á tại địa chỉ: http://www.adb.org/VietNam/default.asp
Ngân hàng Phát triển Châu Á
19/5/2006
« Quay lại trang trước
|