Hà Nội, ngày 2 tháng 6 năm 2006 - Bộ Nông Nghiệp và PTNT và Ngân Hàng Thế Giới đồng tổ chức hội nghị hỗ trợ chương trình phối hợp hành động quốc gia chống Cúm gia cầm và Cúm ở người trong giai đoạn 2006- 2010 (Sách Xanh).
Tại cuộc họp, các đại diện cấp cao của Chính phủ Việt nam, 23 nước tài trợ, 7 tổ chức quốc tế và 3 tổ chức phi chính phủ quốc tế thảo luận những thách thức trong việc khống chế dịch cúm gia cầm và cúm ở người và khen ngợi Chính Phủ về sự tận tuỵ cao đối với việc kiểm soát liên tục HPAI (cúm gia cầm độc lực cao) và sự minh bạch trong việc báo cáo các trường hợp ở người với sự bùng phát dịch ở gia cầm. Chi phí của chương trình được ước lượng khoảng 250 triệu USD trong giai đoạn 2006- 2010, trong đó cần có khoảng 30 triệu USD từ nguốn vốn ODA mỗi năm. Tại hội nghị, các nhà tài trợ đã cam kết tài trợ hơn 60 triệu USD để hỗ trợ các hoạt động trong giai đoạn 2006-2008.
Cuộc họp cũng khen ngợi công lao của lực lượng đặc nhiệm Chính Phủ được thành lập sau Hội nghị Cam Kết Quốc Tế đối với cúm gia cầm và cúm ở người, tổ chức ở Bắc Kinh hồi tháng Giêng năm 2006, nhằm chuẩn bị chi tiết cho hoạt động của chương trình trong giai đoạn 2006- 2010 được trình bày tạI HộI nghị này. Toàn bộ mục đích của Sách Xanh là để giảm rủi ro truyền sang người của cúm gia cầm bằng cách kiểm soát căn bệnh ngay từ nguồn gia cầm nuôi trong gia đình, phát hiện và đối phó kịp thời đối với những trường hợp ở người, và chuẩn bị cho những hậu quả y học nếu có đại dịch ở người.
Hội nghị thảo luận những vấn đề khó khăn đối với ngành thú y trong việc tiến tới mục tiêu chung là từng bước khống chế và thanh toán Cúm gia cầm độc lực cao ở Việt Nam. Hội nghị kiểm điểm lại những mục tiêu cụ thể cả ngắn hạn và trung hạn nhằm: (a) nâng cao dịch vụ thú y trong khống chế dịch Cúm gia cầm độc lực cao cũng như những dịch bệnh tiềm ẩn có khả năng lây truyền sang người khác; (b) sử dụng phương pháp đầu tư hiệu quả nhiều giai đoạn được nêu rõ tại mỗi hợp phần nhằm khống chế dịch Cúm gia cầm độc lực cao; và (c) xây dựng kế hoạch quy hoạch lại ngành chăn nuôi để khống chế tốt hơn dịch cúm gia cầm độc lực cao, cũng như giảm thiểu thiệt hại đối với kế sinh nhai và ô nhiễm môi trường. Về lâu về dài, Việt Nam sẽ quy hoạch lại ngành chăn nuôi gia cầm thông qua việc nâng cao an toàn sinh học và an toàn thực phẩm trên từng mắt xích của thị trường từ người sản xuất đến người tiêu dùng, trong khi vẫn bảo vệ được nguồn sinh kế cho nông dân nghèo và bảo vệ môi trường.
Hội nghị cũng thảo luận những vấn đề khó khăn đối với lĩnh vực sức khoẻ con người, với những mục đích cụ thể là: (a) giảm thiểu tối đa tỷ lệ mắc và tử vong do nhiễm cúm gia cầm; (b) hạ thấp khả năng xảy ra đại dịch cúm ở người; và (c) thực hiện những biện pháp cần thiết khác để giảm nhẹ tác động của đại dịch. Nguyên tắc cơ bản trong các biện pháp ứng phó của ngành y tế là liên kết các hoạt động về Cúm gia cầm độc lực cao trong kế hoạch tổng thể giúp nâng cao năng lực của ngành trong việc phát hiện, khống chế và ứng phó với những bệnh truyền nhiễm mới phát sinh, đặc biệt là bệnh có khả năng lây sang người.
WB
15/6/2006
« Quay lại trang trước
|